Bìa kỷ yếu và những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế

Bìa kỷ yếu không đơn thuần là lớp bìa bảo vệ bên ngoài cho cuốn kỷ yếu mà còn chứa đựng giá trị doanh nghiệp quan trọng và gây ấn tượng đầu tiên cho người xem. Tuy nhiên, thiết kế bìa kỷ yếu lại không hề đơn giản. Cùng chúng tôi tìm hiểu bìa kỷ yếu là gì, cần những yếu tố gì trong quá trình thiết kế.

Kỷ yếu là gì?

Kỷ yếu là gì

Kỷ yếu là một dạng tài liệu ghi lại quá trình hoạt động của một tập thể, một tổ chức hoặc doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nội dung sẽ bao gồm những sự kiện nổi bật, những thành tựu đạt được, những hình ảnh, cảm xúc cũng như kỷ niệm của các thành viên trong tập thể đó.  Kỷ yếu có thể được thiết kế theo các mốc thời gian, theo mốc sự kiện nổi bật hay đơn giản nhất là tổng kết hoạt động của một giai đoạn nào đó.

Các loại kỷ yếu bao gồm:

  • Kỷ yếu doanh nghiệp, tổ chức
  • Kỷ yếu học sinh, sinh viên
  • Kỷ yếu sự kiện
  • Kỷ yếu thành lập trường

Bìa kỷ yếu là gì?

Bìa kỷ yếu là gì

Về cấu trúc: Bìa kỷ yếu là phần bên ngoài của cuốn kỷ yếu. Bìa gồm 2 phần chính là bìa trước và bìa sau. Trong đó, bìa trước là nơi thể hiện tên, hình ảnh, logo doanh nghiệp, chủ đề kỷ yếu, năm phát hành. Bìa sau thì đơn giản hơn bao gồm thông tin liên hệ. Bìa trước và bìa sau được thiết kế liền mạch thành một khối đẹp mắt, ấn tượng.

Về tầm quan trọng: bìa kỷ yếu có vai trò quan trọng trong việc thu hút ánh nhìn đầu tiên, thu hút sự chú ý của người đọc. Một thiết kế bìa kỷ yếu đẹp mắt sẽ giúp thu hút sự chú ý, tạo thiện cảm và khiến người đọc mong muốn được khám phá nội dung bên trong.

Thiết kế bìa kỷ yếu gồm những gì?

Thiết kế bìa kỷ yếu gồm những gì

Để thiết kế một bìa kỷ yếu đẹp và chuyên nghiệp, cần chú trọng đến các yếu tố sau:

Tiêu đề kỷ yếu

Tiêu đề kỷ yếu là phần quan trọng nhất của bìa trước. Tiêu đề này chính là chủ đề, thông điệp của kỷ yếu. Một số mẫu tiêu đề kỷ yếu như: Kỷ yếu 20 năm thành lập trường ABC, kỷ yếu tốt nghiệp lớp 12A1 2024, 20 năm – một chặng đường phát triển công ty ABC,..

Khi nhìn vào tiêu đề, người đọc biết mình đang đọc cái gì, của doanh nghiệp, tổ chức hay tập thể nào, họ kỷ niệm bao nhiêu năm. Tiêu đề kỷ yếu sẽ được thiết kế với font chữ to, rõ ràng và ấn tượng.

Logo

Logo là biểu tượng của tổ chức hoặc doanh nghiệp, là dấu hiệu đặc trưng cho tổ chức đó. Vì vậy, thiết kế bìa kỷ yếu cần chú trọng logo này và thường được đặt ở vị trí dễ nhìn.

Hình ảnh

Hình ảnh trên bìa kỷ yếu phải liên quan đến chủ đề kỷ yếu cũng như liên quan đến đặc trưng của doanh nghiệp, tổ chức. Đó có thể là hình ảnh tòa nhà, công trình, sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc hình ảnh tập thể, đội ngũ nhân sự trong các sự kiện nổi bật. Hình ảnh nên rõ ràng, chất lượng cao và phù hợp với thông điệp mà cuốn kỷ yếu muốn truyền tải.

Ngày tháng năm

Thông tin về ngày tháng, năm trên bìa kỷ yếu sẽ tuỳ theo yêu cầu, mong muốn của từng tổ chức, doanh nghiệp. Có doanh nghiệp chỉ ghi đơn thuần năm làm kỷ yếu 2024, có doanh nghiệp còn thêm cả năm thành lập đến nay ví dụ 1990-2024. Hoặc có doanh nghiệp chỉ đơn thuần ghi kỷ yếu 20 năm, không có ngày tháng năm.

Màu sắc

Màu sắc của bìa kỷ yếu phải hài hòa và phù hợp với phong cách chung của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp chọn màu sắc theo tông màu nhận diện thương hiệu để đảm bảo tính đồng nhất và chuyên nghiệp. Màu sắc không nên quá rực rỡ hoặc sử dụng quá nhiều màu sắc, dễ khiến bìa bị rối mắt.

Lưu ý khi thiết kế bìa kỷ yếu

Khi thiết kế bìa kỷ yếu, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo bìa vừa đẹp mắt vừa chuyên nghiệp:

Tính đơn giản và dễ đọc

Tiêu chí đầu tiên khi thiết kế bìa kỷ yếu là tính đơn giản. Nội dung trên bìa không nên quá phức tạp, gây rối mắt và khó đọc. Các thông tin chính như tiêu đề, logo, và ngày tháng nên được trình bày rõ ràng, dễ nhìn. Phông chữ sử dụng cần đủ lớn và phù hợp, tránh dùng quá nhiều kiểu chữ khác nhau trên cùng một bìa.

Phù hợp với chủ đề

Bìa kỷ yếu cần phải phản ánh rõ chủ đề của cuốn kỷ yếu. Ví dụ, nếu kỷ yếu dành cho doanh nghiệp, bìa nên có thiết kế trang trọng và chuyên nghiệp, trong khi kỷ yếu học sinh có thể có phong cách trẻ trung, tươi vui.

Bố cục hợp lý

Bố cục của bìa cần được sắp xếp hợp lý, không nên quá chật chội hay quá trống trải. Mọi yếu tố trên bìa, từ tiêu đề, logo, hình ảnh đến các thông tin khác, đều cần có vị trí riêng biệt và dễ nhận biết.

Các quy cách gia công bìa kỷ yếu

Sau khi hoàn thành thiết kế, bước cuối cùng là chọn quy cách gia công cho bìa kỷ yếu. Quy cách gia công có thể ảnh hưởng lớn đến sự hoàn thiện và chất lượng của cuốn kỷ yếu.

Ép kim

Ép kim tức là các chi tiết trên bìa như tiêu đề, logo sẽ được mạ một lớp ánh kim giúp tạo ra hiệu ứng lấp lành, sang trọng và thu hút ánh nhìn.

Cán mờ hoặc cán bóng

Cán mờ hoặc cán bóng có tác giúp giúp tăng độ bền và thẩm mỹ cho bìa. Cán mờ đúng với tên gọi, giúp bề mặt bìa mịn màng, không bóng loáng, tạo sự trang nhã. Cán bóng giúp bìa sáng bóng, làm nổi bật màu sắc và hình ảnh.

Dập nổi

Dập nổi giúp các chi tiết nổi lên trên bề mặt bìa. Thường sử dụng kỹ thuật này cho logo hoặc chủ đề để làm tăng sự nổi bật và cảm giác sang trọng khi chạm vào.

Gáy sách

Gáy kỷ yếu có nhiều kiểu: gáy vuông, gáy tròn hoặc gáy lò xo tuỳ thuộc vào phong cách thiết kế và yêu cầu của khách hàng.

Bìa kỷ yếu không chỉ là phần bảo vệ cuốn kỷ yếu mà còn là điểm nhấn quyết định ấn tượng ban đầu của người đọc về cuốn kỷ yếu. Việt thiết kế bìa cần đảm bảo sự hài hoà giữa hình ảnh, màu sắc và thông điệp. Cùng với những lưu ý về thiết kế và gia công phù hợp, bạn có thể lựa chọn được một bìa kỷ yếu chuyên nghiệp, đẹp mắt.

>> ĐỌC THÊM: Giải đáp câu hỏi về thiết kế kỷ yếu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN