Kỷ yếu là gì? Những thông tin hữu ích về làm kỷ yếu

Kỷ yếu là một cuốn tài liệu ghi lại những sự kiện, thành tựu, những kỷ niệm đáng nhớ của một tập thể, mlột tổ chức trong một chặng đường nhất định. Kỷ yếu không chỉ là album ảnh như kỷ yếu học sinh thông thường, kỷ yếu còn là những bài viết, những thông tin, những khoảnh khắc và cảm xúc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại kỷ yếu, lý do làm kỷ yếu, thời điểm thường làm kỷ yếu và các bước cơ bản để tạo nên một cuốn kỷ yếu.

Các loại kỷ yếu cơ bản

Các loại kỷ yếu cơ bản

Kỷ yếu có nhiều loại, mỗi loại đáp ứng mục đích, đối tượng khác nhau. Dưới đây là một số loại kỷ yếu phổ biến nhất.

Kỷ yếu học sinh, sinh viên

Kỷ yếu học sinh, sinh viên là một dạng kỷ yếu đặc trưng, phổ biến nhất thường dành cho các học sinh cuối các cấp học như trung học cơ sở, trung học phổ thông hay đại học. Kỷ yếu dạng này chủ yếu sẽ là dạng ảnh, kết hợp với những bài viết cảm nghĩ của từng thành viên trong lớp.

Kỷ yếu thành lập trường

Kỷ yếu thành lập trường thường được thực hiện vào các dịp đúng với tên gọi của kỷ yếu là kỷ yếu thành lập trường. Dạng kỷ yếu này sẽ được thực hiện vào các mốc kỷ niệm 5 năm, 10 năm hay 20 năm ngày thành lập trường. Đây là dịp để tổng kết lại một chặng đường dù ngắn hay dài của nhà trường, ghi lại những dấu mốc, những thành tựu, đồng thời tri ân những cá nhân, tập thể có công đóng góp cho sự phát triển của trường.

Kỷ yếu doanh nghiệp

Kỷ yếu doanh nghiệp là một tài liệu quan trọng, có nhiều giá trị, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bỏ qua nó. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn lại rất chú trọng bởi các đơn vị này nhận thấy được tầm quan trọng của nó. Cuốn kỷ yếu này lưu lại quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp mà ở một khía cạnh khác, nó giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế, quảng bá hình ảnh rộng rãi.

Kỷ yếu cơ quan, đoàn thể

Kỷ yếu cơ quan, đoàn thể thường làm kỷ yếu để lưu giữ các hoạt động, thành tựu qua từng giai đoạn. Phần lớn các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị cũng lưu lại những cột mốc này thông qua kỷ yếu.

Lý do làm kỷ yếu là gì?

Lý do làm kỷ yếu

Có rất nhiều lý do cho việc thực hiện kỷ yếu, dưới đây là một số lý do phổ biến:

Lưu giữ kỷ niệm

Kỷ yếu giúp mọi người lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ trong suốt thời gian học, làm việc cùng tập thể. Làm kỷ yếu là cách thức để mọi người cùng lưu giữ những kỷ niệm, khoảnh khắc đáng nhớ đã qua.

Quảng bá hình ảnh

Với kỷ yếu học sinh, sinh viên, kỷ yếu không có tác dụng này. Nhưng đối với doanh nghiệp, kỷ yếu là một cách thức quảng bá hình ảnh về văn hoá, lịch sử và thành tựu của tổ chức. Bởi kỷ yếu có thể được tặng cho khách hàng, đối tác và có thể được tải trên các nền tảng online, nó sẽ được biết đến rộng rãi hơn nữa.

Lưu giữ khoảnh khắc

Nhờ chụp chung nhau những bức hình tập thể, nhờ những câu chuyện cảm động được lưu lại trong kỷ yếu mà những ký ức này sẽ được giữ gìn dù thời gian có trôi nhanh.

Làm quà tặng

Kỷ yếu sẽ là món quà tặng thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp vào một dịp đặc biệt để bày tỏ sự trân trọng và biết ơn với những người đã có công với tổ chức, những người đã cùng nhau trải qua những chặng đường đáng nhớ.

Khi nào thường làm kỷ yếu?

làm kỷ yếu

Kỷ yếu thường được thực hiện vào những dịp đặc biệt, chẳng hạn như:

Kỷ niệm năm thành lập

Những cột mốc doanh nghiệp thường làm kỷ yếu là các năm chẵn: 10 năm, 20 năm, 30 năm, 50 năm,…

Kỷ niệm tốt nghiệp cuối cấp

Đối với học sinh, sinh viên, kỷ yếu như một cách thức lưu lại những kỷ niệm đáng nhớ khi sắp chia tay mái trường, bước vào một ngôi trường mới. Thời điểm này các lớp sẽ cùng nhau thực hiện bộ kỷ yếu để cùng nhau giữ lại những kỷ niệm đẹp thời học sinh.

Các bước làm kỷ yếu cơ bản

Các bước làm kỷ yếu

Để có một cuốn kỷ yếu đẹp và ý nghĩa, cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Xác định chủ đề kỷ yếu

Chủ đề kỷ yếu là yếu tố quan trọng giúp xác định phong cách kỷ yếu cũng như các concept ảnh. Tuỳ theo từng loại kỷ yếu mà chủ đề sẽ được lựa chọn khác nhau như: Một hành trình phát triển, hành trình tự hào hay những tháng năm rực rỡ,…

Xác định phong cách kỷ yếu

Tuỳ theo đối tượng và chủ đề để xác định phong cách. Phong cách kỷ yếu có thể cổ điển hay hiện đại, trang trọng hay vui nhộn. Việc xác định phong cách sẽ giúp cho cuốn kỷ yếu được hài hoà, nhất quán xuyên suốt tổng thể.

Lên kế hoạch thực hiện

Kế hoạch bao gồm: thời gian cần hoàn thành, các bước cần thiết để hoàn thành, ai là người phụ trách. Để mọi thứ diễn ra suôn sẻ cần có kế hoạch cụ thể.

Lên nội dung

Nội dung kỷ yếu bao gồm toàn bộ thông tin trong cuốn kỷ yếu. Các bước biên tập cần làm đó là: lên khung nội dung chính, thu thập thông tin và biên tập chi tiết. Thông tin cần chọn lọc sao cho hợp với chủ đề và phong cách viết phải phù hợp với phong cách đã chọn.

Chụp hình

Việc chụp hình cần được thực hiện chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng hình ảnh. Đây là công đoạn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ và tạo nên ấn tượng cho cuốn kỷ yếu.

Thiết kế

Thiết kế kỷ yếu cần phải đồng bộ với chủ đề và phong cách đã chọn. Bao giờ cũng bắt đầu từ việc thiết kế bìa ngoài để thống nhất concept cho toàn thể cuốn. Sau khi chọn được mẫu bìa sẽ tiến hành trang trong theo concept đó.

In ấn

Sau khi thiết kế hoàn tất, công đoạn cuối cùng là in ấn. Việc chọn lựa loại giấy, màu sắc và kỹ thuật in sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của cuốn kỷ yếu.

Như vậy, bên cạnh việc lưu giữ kỷ niệm, kỷ yếu còn có vai trò tổng kết, đánh giá, ghi lại chặng đường đáng nhớ của mỗi cá nhân cũng như tập thể. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về kỷ yếu cũng như các bước để tạo nên nó.

>> ĐỌC THÊM: Giải đáp câu hỏi về thiết kế kỷ yếu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN