Viết kỷ yếu theo phong cách nào?

Kỷ yếu là một dạng tài liệu đặc biệt và phong cách viết kỷ yếu cũng vô cùng đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ viết kỷ yếu không đơn thuần là trình bày quá trình hoạt động, các cột mốc quan trọng hay thành tựu đạt được mà còn cần thể hiện văn hoá, bản sắc và những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được các phong cách viết kỷ yếu phổ biến cũng như các bước cơ bản để tạo nên một cuốn kỷ yếu ấn tượng.

Viết kỷ yếu doanh nghiệp là viết những gì?

Viết kỷ yếu doanh nghiệp

Để tạo ra một cuốn kỷ yếu ấn tượng, việc chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung là điều không thể thiếu. Một cuốn kỷ yếu doanh nghiệp thường bao gồm các phần chính sau:

Bài viết giới thiệu doanh nghiệp

Đây là bài viết khá quan trọng của cuốn kỷ yếu. Bài viết này sẽ nếu bật lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh cũng như các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi. Sau bài viết này sẽ là các thông tin cơ bản như ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động và những thành tựu nổi bật.

Ví dụ: “Từ khi thành lập vào năm 2005, Công ty ABC đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, ABC đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp công nghệ.”

Bài lời ngỏ

Bài viết lời ngỏ chính là bài đầu tiên của hầu hết các cuốn kỷ yếu, là nơi để ban lãnh đạo doanh nghiệp gửi gắm những tình cảm, cảm nghĩ chân thành đến toàn thể nhân viên, khách hàng và đối tác. Bài lời ngỏ chủ yếu đưa ra lý do xuất bản cuốn kỷ yếu, nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, cống hiến của mọi người trong suốt quá trình phát triển và gửi gắm những niềm tin vào tương lai doanh nghiệp.

Ví dụ: “Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thành viên đã đồng hành cùng công ty. Sự cống hiến và nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người chính là chìa khóa giúp ABC đạt được những thành công như hôm nay.”

Bài viết cảm xúc

Bài viết cảm xúc chính là những bài viết cảm xúc chân thành từ nhân viên, quản lý hay cựu thành viên trong doanh nghiệp. Bài viết xoay quanh những câu chuyện nhỏ, những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt quá trình làm việc chính là cách giúp kỷ yếu có những trang lắng đọng, phong phú và ý nghĩa hơn.

Ví dụ: “Nhớ lại những ngày đầu làm việc tại Công ty, tôi vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc hòi hộp khi bước vào môi trường hoàn toàn mới. Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ các anh chị đồng nghiệp, tôi nhanh chóng hoà nhập và trưởng thành hơn qua từng dự án.”

Bài viết thông tin

Đây là phần ghi lại những thông tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp, như các sự kiện nổi bật, các dự án đã triển khai, hoặc những chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Phần này giúp người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Lên khung nội dung trước khi viết kỷ yếu

Lên khung nội dung

Trước khi bắt tay vào viết kỷ yếu, việc lên khung nội dung là vô cùng quan trọng. Khung nội dung sẽ giúp bạn xác định rõ những gì cần phải có trong cuốn kỷ yếu và bố cục các phần sao cho hợp lý. Đồng thời khung nội dung giúp bạn biết cần tổng hợp những thông tin gì, phân công nhiệm vụ cho ai.

Khung nội dung thường bao gồm:

Phần 1: Lời ngỏ từ ban lãnh đạo, giới thiệu doanh nghiệp

Phần 2: Tổng quan về doanh nghiệp

+ Thông tin doanh nghiệp

+ Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

+ Lĩnh vực hoạt động

Phần 3: Quá trình hình thành và phát triển

Phần 4: Nhân sự công ty

+ Cơ cấu tổ chức

+ Ban lãnh đạo qua các thời kỷ

+ Phòng ban

+ Hoạt động Đảng, đoàn thể, an sinh xã hội

Phần 5: Bài viết kỷ yếu

Phần 6: Định hướng – tầm nhìn tương lai

Khung nội dung càng chi tiết, quá trình viết kỷ yếu sẽ càng dễ dàng và mạch lạc hơn. Bạn sẽ tránh được việc thiếu sót thông tin quan trọng hoặc làm rối rắm nội dung kỷ yếu.

Các bước viết kỷ yếu

  • Xác định chủ đề kỷ yếu
  • Lên khung nội dung
  • Thu thập thông tin
  • Viết kỷ yếu chi tiết

Các phong cách viết kỷ yếu phổ biến

Các phong cách viết kỷ yếu

Kỷ yếu không chỉ là một tài liệu khô khan, mà còn là cách để doanh nghiệp truyền tải thông điệp và giá trị của mình một cách sáng tạo. Dưới đây là một số phong cách viết kỷ yếu phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Phong cách trang trọng

Phong cách này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là các tập đoàn hoặc công ty nhà nước. Nội dung kỷ yếu sẽ được viết một cách trang trọng, các thông tin về thành tựu, cột mốc quan trọng sẽ được trình bày một cách chuyên nghiệp.

Phong cách sáng tạo

Đối với các doanh nghiệp trẻ, hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo hoặc nghệ thuật, phong cách kỷ yếu sáng tạo sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Kỷ yếu có thể được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, cách trình bày mới lạ và nội dung được viết theo lối kể chuyện cuốn hút.

Phong cách gần gũi, thân thiện

Nếu doanh nghiệp muốn tạo ra một cuốn kỷ yếu mang đậm chất “gia đình” để thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty. Phong cách này thường sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, kết hợp với những hình ảnh kỷ niệm và câu chuyện cá nhân để tạo nên sự thân thiết, ấm cúng.

Phong cách kết hợp

Phòng cách kết hợp có lẽ là sự lựa chọn phổ biến khi vừa mang tính trang trọng ở các phần giới thiệu, lời ngỏ, nhưng lại thân thiện trong phần bài viết cảm xúc của nhân viên.

Viết kỷ yếu là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận. Từ việc lên khung nội dung, thu thập thông tin đến lựa chọn phong cách viết, tất cả đều cần được thực hiện một cách tỉ mỉ để tạo ra một cuốn kỷ yếu không chỉ ghi lại lịch sử phát triển của doanh nghiệp mà còn truyền tải được những giá trị cốt lõi, những tình cảm chân thành và tinh thần đoàn kết.

>> ĐỌC THÊM: Giải đáp câu hỏi về thiết kế kỷ yếu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN